T3, 09 / 2024 10:04 sáng | kdkhanhhoa

Hoàn thuế là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp, cá nhân quan tâm. Tuy nhiên, các yêu cầu về điều kiện, hồ sơ và các thủ tục liên quan tới hoàn thuế khá phức tạp, được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Vậy hãy theo dõi bài việt dưới đây của Blue để hiều về thủ tục hoàn thuế
A. HỒ SƠ THỦ TỤC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1. Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì?

Hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) được hiểu là một khoản thuế được nhà nước trả lại mà đối tượng nộp thuế đã nộp xong xuôi cho Ngân sách Nhà nước. Cụ thể hơn là ngân sách nhà nước trả lại cho đơn vị kinh doanh, tổ chức doanh nghiệp, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ. Số tiền thuế được trả là số tiền thuế đầu vào khi bạn trả mua hàng hóa dịch vụ mà đơn vị kinh doanh chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế. Hoặc đơn vị, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế.

2. Điều kiện hoàn thuế GTGT

Căn cứ theo Điều 70, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 quy định về các trường hợp hoàn thuế như sau:
2.1. Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
2.2. Cơ quan thuế hoàn trả tiền nộp thừa đối với trường hợp người nộp thuế có số tiền đã nộp ngân sách nhà nước lớn hơn số phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này.

Hồ sơ thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng, xuất nhập khẩu XNK, thu nhập cá nhân TNCN
Hồ sơ thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng, xuất nhập khẩu XNK, thu nhập cá nhân TNCN

3. Hồ sơ hoàn thuế GTGT (VAT)

3.1 Hoàn thuế GTGT theo Điều ước quốc tế

Hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT gồm:

– Giấy đề nghị hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Điều ước quốc tế khác theo mẫu số 02/HT ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC có xác nhận của cơ quan đề xuất ký kết Điều ước quốc tế.

– Tài liệu liên quan đến hồ sơ hoàn thuế, bao gồm:

+ Bản sao Điều ước quốc tế;

+ Bản sao hợp đồng với bên Việt Nam có xác nhận của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc đại diện được uỷ quyền;

+ Bản tóm tắt hợp đồng có xác nhận của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc đại diện được uỷ quyền (trong đó có đầy đủ các nội dung sau: tên hợp đồng và tên các điều khoản của hợp đồng, phạm vi công việc của hợp đồng, nghĩa vụ thuế tại hợp đồng);

+ Giấy ủy quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài ủy quyền cho một tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam thực hiện các thủ tục hoàn thuế theo Điều ước quốc tế. Trường hợp tổ chức, cá nhân lập giấy uỷ quyền để uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục hoàn thuế vào tài khoản của đối tượng khác cần thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự (nếu việc uỷ quyền được thực hiện ở nước ngoài) hoặc công chứng (nếu việc uỷ quyền được thực hiện tại Việt Nam);

– Bảng kê chứng từ nộp thuế theo mẫu số 02-1/HT ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC.

3.2 Hoàn thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp; sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động

Hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết bao gồm:

– Trường hợp thuộc diện cơ quan thuế phải kiểm tra tại trụ sở của NNT thì NNT không phải gửi Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước.

– Cơ quan thuế căn cứ kết quả kiểm tra tại Kết luận hoặc Quyết định xử lý và các tài liệu kiểm tra khác để xác định số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết đủ điều kiện hoàn thuế và thực hiện giải quyết hoàn thuế cho NNT.

– Trường hợp không thuộc diện kiểm tra tại trụ sở của NNT thì NNT lập và gửi Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/HT ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC đến cơ quan thuế.

3.3 Hoàn thuế GTGT trong các trường hợp khác

Hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT gồm:

– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước (theo mẫu số 01/HT ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC).

– Các tài liệu có liên quan theo trường hợp hoàn thuế, cụ thể như sau:

  1. Trường hợp hoàn thuế dự án đầu tư

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư đối với trường hợp phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

– Đối với dự án có công trình xây dựng:

+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Quyết định giao đất/Hợp đồng cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền

+ Giấy phép xây dựng

– Bản sao Chứng từ góp vốn điều lệ

+ Bản sao Giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

+Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

+ Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định.

– Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC. (Trừ trường hợp NNT đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế)

+ Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án

+ Quyết định giao quản lý dự án đầu tư của chủ dự án đầu tư

+ Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh/Ban quản lý dự án đầu tư

(Nếu chi nhánh, Ban quản lý dự án thực hiện hoàn thuế)

  1. Trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

– Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC. (Trừ trường hợp NNT đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế)

– Danh sách tờ khai hải quan đã thông quan theo mẫu số 01-2/HT ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC đối với hàng hóa xuất khẩu đã thông quan

  1. Trường hợp hoàn thuế chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại
  2. Trường hợp vốn ODA không hoàn lại do chủ chương trình, dự án trực tiếp quản lý, thực hiện:

– Bản sao Điều ước quốc tế/Thỏa thuận vốn ODA không hoàn lại/Văn bản trao đổi về việc cam kết và tiếp nhận vốn ODA không hoàn lại

– Bản sao Quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án/Quyết định đầu tư chương trình

– Văn kiện dự án hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt(*)

– Giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp đối với chi sự nghiệp

– Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư đối với chi đầu tư của chủ dự án

Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC

Bản sao văn bản xác nhận của cơ quan chủ quản chương trình, dự án ODA cho chủ chương trình, dự án về hình thức cung cấp chương trình, dự án ODA là ODA không hoàn lại thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT và việc không được ngân sách nhà nước cấp vốn đối ứng để trả thuế GTGT(*)

Trường hợp chủ chương trình, dự án giao một phần hoặc toàn bộ chương trình, dự án cho đơn vị, tổ chức khác quản lý, thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA không hoàn lại nhưng nội dung này chưa được nêu trong các tài liệu nêu trên thì phải có thêm Bản sao văn bản về việc giao quản lý, thực hiện chương trình, dự án ODA không hoàn lại của chủ chương trình, dự án cho đơn vị, tổ chức đề nghị hoàn thuế(*)

Trường hợp nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế thì phải có thêm Bản sao hợp đồng ký kết giữa chủ dự án với nhà thầu chính thể hiện giá thanh toán theo kết quả thầu không bao gồm thuế GTGT(*)

  1. Trường hợp vốn ODA không hoàn lại do nhà tài trợ trực tiếp quản lý, thực hiện

– Bản sao Điều ước quốc tế/Thỏa thuận vốn ODA không hoàn lại/Văn bản trao đổi về việc cam kết và tiếp nhận vốn ODA không hoàn lại

– Bản sao Quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án/Quyết định đầu tư chương trình

– Văn kiện dự án hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt(*)

Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC

  1. Trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn tiền viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức

– Bản sao Quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án và văn kiện chương trình, dự án, phi dự án(*)

– Giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp đối với chi sự nghiệp và giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư đối với chi đầu tư của chủ dự án (trường hợp tiếp nhận viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước)

– Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC

  1. Trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn tiền viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam

– Bản sao Quyết định tiếp nhận viện trợ khẩn cấp để cứu trợ (trường hợp viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ) hoặc Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai và văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai (trường hợp viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai) (*)

– Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC

  1. Trường hợp hoàn thuế ưu đãi miễn trừ ngoại giao

– Bảng kê thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho cơ quan đại diện ngoại giao theo mẫu số 01-3a/HT ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao về việc chi phí đầu vào thuộc diện áp dụng miễn trừ ngoại giao để được hoàn thuế

– Bảng kê viên chức ngoại giao thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo mẫu số 01-3b/HT ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC

  1. Hoàn thuế đối với ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách xuất cảnh

– Bảng kê chứng từ hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh theo mẫu số 01-4/HT ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC

  1. Trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Quyết định của cơ quan có thẩm quyền

4. Thủ tục, quy trình hoàn thuế GTGT mới nhất

Căn cứ theo quy định tại Chương VIII Luật Quản lý thuế 2019 và Chương V Thông tư số 80/2021/TT-BTC thì thủ tục, quy trình hoàn thuế GTGT được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế GTGT

Doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng được hoàn thuế GTGT là hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

– Văn bản yêu cầu hoàn thuế (mẫu số 01/HT)

– Các giấy tờ khác theo yêu cầu của từng trường hợp cụ thể được nêu ở mục 3

Bước 2: Gửi hồ sơ hoàn thuế GTGT lên cơ quan thuế

Doanh nghiệp gửi hồ sơ hoàn thuế GTGT lên cơ quan thuế có thẩm quyền theo các hình thức sau:

– Nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế

– Nộp hồ sơ qua đường bưu chính.

– Nộp hồ sơ điện tử trên cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế.

Bước 3: Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Trong 3 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế thực hiện phân loại và thông báo cho người nộp thuế thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:

– Hồ sơ được chấp nhận: Cơ quan quản lý thuế thực hiện thông báo cho người nộp thuế về thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế

– Hồ sơ không được chấp nhận: Cơ quan quản lý thuế thực hiện thông báo bằng văn bản yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin. Thời gian giải trình, bổ sung thông tin này không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

Quá thời hạn giải quyết nếu việc chậm ban hành quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn trả, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lãi với mức 0,03%/ngày tính trên số tiền phải hoàn trả và số ngày chậm hoàn trả.

Bước 4: Nhận tiền hoàn thuế GTGT

Người nộp thuế nhận tiền hoàn thuế theo thông báo của cơ quan quản lý thuế. Cụ thể thời gian nhận tiền hoàn thuế như sau:

– Chậm nhất 06 ngày làm việc: Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước

– Chậm nhất 40 ngày làm việc: Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.

Hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp
Hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp

B. HỒ SƠ HOÀN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

1. Hoàn thuế xuất nhập khẩu là gì?

Hoàn thuế xuất nhập khẩu là việc cơ quan thuế hoặc đơn vị có thẩm quyền hoàn lại thuế xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp trong trường hợp số thuế xuất nhập khẩu đã nộp nhiều hơn số thuế xuất khẩu phải nộp hoặc không phải nộp thuế xuất nhập khẩu.

2. Hồ sơ hoàn thuế xuất nhập khẩu theo quy định của Pháp luật

Căn cứ vào từng trường hợp hoàn thuế xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế tương ứng với trường hợp của mình và làm các thủ tục hoàn thuế theo quy định.

Căn cứ vào từng trường hợp được hoàn thuế mà người nộp thuế sẽ phải chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế tương ứng theo quy định

2.1. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập

Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 134/2016/NĐ-CP và khoản 18 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập gồm:

– Công văn yêu cầu hoàn thuế xuất nhập khẩu (XNK) đối với hàng hóa XNK gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan Hải quan (Mẫu 01). Hoặc công văn yêu cầu hoàn thuế XNK theo Mẫu 09 Phụ lục VII: 01 bản chính

– Chứng từ thanh toán hàng hóa XNK đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan có thẩm quyền

– Hợp đồng XNK và hóa đơn theo hợp đồng XNK đối với trường hợp mua bán hàng hóa; Hợp đồng ủy thác XNK nếu là hình thức XNK ủy thác (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính

– Thông báo của khách hàng nước ngoài hoặc văn bản thỏa thuận với khách hàng về việc nhận lại hàng hóa hoặc văn bản thông báo của hãng vận tải về việc không có người nhận hàng (nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại hàng hóa trả lại): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính

2.2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất

Được quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 17, 18 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP, trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Công văn yêu cầu hoàn thuế XNK đối với hàng hóa XNK gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan Hải quan theo tiêu chí thông tin tại Mẫu số 01 hoặc Công văn yêu cầu hoàn thuế XNK theo Mẫu số 09 (Nghị định này): 01 bản chính

– Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định: 01 bản chụp

– Chứng từ thanh toán hàng hóa XNK đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính

– Hợp đồng XNK và hóa đơn theo hợp đồng XNK đối với trường hợp mua bán hàng hóa; Hợp đồng ủy thác XNK nếu là hình thức XNK ủy thác (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính

– Văn bản thỏa thuận hoàn trả hàng hóa cho phía nước ngoài trong trường hợp xuất trả chủ hàng nước ngoài ban đầu đối với hàng hóa nhập khẩu (quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính

– Văn bản xác nhận của doanh nghiệp cung ứng tàu biển về số lượng, trị giá hàng hóa mua của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu đã thực cung ứng cho tàu biển nước ngoài kèm bảng kê chứng từ thanh toán của các hãng tàu biển nước ngoài đối với hàng hóa nhập khẩu (quy định tại điểm c, khoản 1 Điều này): 01 bản chính

2.3. Trường hợp hàng hóa là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất

Hồ sơ hoàn thuế xuất nhập khẩu trong trường hợp này được quy định tại Điều 35 Nghị định 134 sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Nghị định 18:

– Công văn yêu cầu hoàn thuế xuất nhập khẩu (XNK) đối với hàng hóa XNK gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan Hải quan (Mẫu 01). Hoặc công văn yêu cầu hoàn thuế XNK theo Mẫu 09 Phụ lục VII: 01 bản chính

– Chứng từ thanh toán hàng hóa XNK đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan có thẩm quyền

– Hợp đồng XNK và hóa đơn theo hợp đồng XNK đối với trường hợp mua bán hàng hóa; Hợp đồng ủy thác XNK nếu là hình thức XNK ủy thác (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính

2.4. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu để phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, hồ sơ hoàn thuế xuất nhập khẩu gồm:

– Công văn yêu cầu hoàn thuế xuất nhập khẩu (XNK) đối với hàng hóa XNK gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan Hải quan (Mẫu 01). Hoặc công văn yêu cầu hoàn thuế XNK theo Mẫu 09 Phụ lục VII: 01 bản chính

– Chứng từ thanh toán hàng hóa XNK đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan có thẩm quyền

– Hợp đồng XNK và hóa đơn theo hợp đồng XNK đối với trường hợp mua bán hàng hóa; Hợp đồng ủy thác XNK nếu là hình thức XNK ủy thác (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính

– Báo cáo tính thuế nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu (Mẫu số 10 Phụ lục VII)

– Hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài (trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu, linh kiện để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính

– Tài liệu chứng minh có cơ sở sản xuất trên lãnh thổ VN; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính.

2.5. Trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc ít hơn

Hồ sơ hoàn thuế xuất nhập khẩu trong trường hợp này được quy định tại khoản 3, Điều 37, Nghị định 134 được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 18, Điều 1, Nghị định 18 gồm:

– Công văn yêu cầu hoàn thuế xuất nhập khẩu (XNK) đối với hàng hóa XNK gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan Hải quan (Mẫu 01). Hoặc công văn yêu cầu hoàn thuế XNK theo Mẫu 09 Phụ lục VII: 01 bản chính

3. Thủ tục hoàn thuế xuất nhập khẩu theo quy định của Pháp luật

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hoàn thuế xuất nhập khẩu tương ứng với trường hợp của mình thì doanh nghiệp, đơn vị làm thủ tục hoàn thuế xuất nhập khẩu theo quy định.

  1. a) Thủ tục hoàn thuế xuất nhập khẩu

Căn cứ theo Điều 13, Thông tư 06/2021/TT-BTC thủ tục như sau:

– Bước 1: Nộp hồ sơ hoàn thuế

Doanh nghiệp, đơn vị nộp hồ sơ hoàn thuế tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

– Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Chi cục Hải quan nhận và kiểm tra hồ sơ hoàn thuế.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ Chi cục Hải quan đóng dấu tiếp nhận, vào sổ theo dõi.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Chi cục Hải quan thông báo cho doanh nghiệp bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

– Bước 3: Quyết định hoàn thuế

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hoàn thuế đầy đủ, hợp lệ, Chi cục Hải quan ban hành quyết định hoàn thuế.

– Bước 4: Hoàn trả tiền thuế

Chi cục Hải quan thực hiện hoàn trả tiền thuế cho doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế.

  1. b) Lưu ý khi hoàn thuế xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp, đơn vị cần lưu ý những điều sau khi làm thủ tục hoàn thuế xuất nhập khẩu.

 

– Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định để được hoàn thuế nhanh chóng.

– Nộp hồ sơ hoàn thuế trong thời hạn quy định (thời hạn nộp là 05 năm kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế).

– Kiểm tra kỹ thông tin trên hồ sơ hoàn thuế trước khi nộp.

– Sử dụng phần mềm hải quan điện tử, phần mềm hóa đơn điện tử để kê khai nhanh chóng và nộp hồ sơ điện tử tiết kiệm thời gian, chi phí, nguồn lực.

Bài viết cùng chuyên mục