Rà soát sổ sách kế toán là một trong số những bước quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến làm báo cáo tài chính; và quyết toán thuế sau này. Chính vì lẽ đó mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được. Bạn đang cần một dịch vụ rà soát sổ sách kế toán uy tín và chất lượng? Việc đảm bảo sổ sách kế toán của doanh nghiệp được kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh theo các quy định của pháp luật và các chuẩn mực kế toán là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về dịch vụ rà soát sổ sách kế toán, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
1. Sổ sách kế toán là gì?
– Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
– Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.
– Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Ngày, tháng, năm ghi sổ;
+ Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
+ Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
+ Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
+ Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
– Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
2. Những dấu hiệu bất thường mà doanh nghiệp nên thực hiện rà soát sổ sách kế toán
Có 3 dấu hiệu bất thường mà cơ quan thuế hay để ý, doanh nghiệp cần thực hiện rà soát đó là:
- a) Dấu hiệu bất thường trên báo cáo tài chính: VAT âm liên tục, hàng tồn kho tăng mà lượng nhập cũng tăng
– Doanh thu nhỏ hơn giá vốn, lợi nhuận gộp âm
– Lãi gộp các năm biến động bất thường
– Tài khoản 131 dư Có liên tục qua các năm
– Các chỉ tiêu doanh thu, lương, thanh toán tiền hàng không khớp báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Doanh thu và thu nhập khác chênh lệch nhiều so với tờ khai thuế giá trị gia tăng
– Phát sinh bên Nợ TK334 không khớp với tờ khai quyết toán thuế TNCN
- b) Chi phí không hợp lệ trên báo cáo tài chính
– Chi phí đi vay trong khi quỹ tiền mặt dư lớn
– Chi phí thuê nhà, thuê xe không đủ hồ sơ
– Tiền lương nhân công sai quy định
– Chi phí khấu hao không đủ điều kiện và các khoản chi phí khác.
– Trích trước chi phí, dự phòng để đẩy chi phí
- c) Kê khai sai thuế giá trị gia tăng
– Không phân bổ VAT dùng chung cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế (cơ quan thuế tính lại tỷ lệ, truy thu rất lớn)
– Không xuất hoá đơn đầu ra đối với quà tặng
– Không biết lập tờ khai bổ sung dẫn tới bị từ chối tờ khai.
3. Dịch vụ rà soát sổ sách kế toán
Bước 1: Kế toán sẽ kiểm tra và rà soát hệ thống kế toán, bao gồm:
– Kiểm tra toàn bộ sổ sách và hệ thống kế toán: Tiến hành kiểm tra toàn bộ sổ sách và hệ thống kế toán của doanh nghiệp để xác định sự chính xác và phù hợp.
– Xem xét chứng từ kế toán: Kiểm tra sự phù hợp của các chứng từ kế toán, đảm bảo tính hợp lý và đầy đủ.
– Hạch toán nghiệp vụ phát sinh: Xác minh cách hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, điều chỉnh nếu cần thiết để đảm bảo tính chính xác.
– Phân loại các khoản chi phí: Kiểm tra và phân loại các khoản chi phí một cách hợp lý, loại bỏ các khoản không hợp lý.
– Điều chỉnh và nộp báo cáo Thuế GTGT: Tiến hành điều chỉnh, lập và nộp báo cáo thuế GTGT hàng tháng/quý.
– Kiểm tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân: Kiểm tra bản báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
– Kiểm tra báo cáo tài chính năm: Xác minh việc lập báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp.
Bước 2: Kế toán sẽ hoàn thiện hệ thống sổ sách và lập báo cáo tài chính
– Xử lý tình huống tồn đọng của chứng từ: Tư vấn và xử lý các tình huống tồn đọng của chứng từ như mất chứng từ, chứng từ không hợp lệ.
– Xử lý các chi phí chưa hợp lý: Tư vấn và xử lý các chi phí không hợp lý của doanh nghiệp.
– Xử lý vấn đề sai sót về quy định thuế: Tư vấn và xử lý các vấn đề sai sót liên quan đến quy định về thuế.
– Điều chỉnh và phân bổ hạch toán: Nhập lại dữ liệu kế toán, thực hiện điều chỉnh hạch toán và phân bổ theo đúng chuẩn mực.
– Lập báo cáo tài chính năm: Tiến hành lập báo cáo tài chính năm cho doanh nghiệp.
Bước 3: In ấn và bàn giao toàn bộ sổ sách kế toán đã hoàn thiện cho khách hàng lữu giữ
– Sau khi hoàn thiện số liệu kế toán, chúng tôi sẽ tiền hành in ấn, đóng quyển và bàn giao đầy đủ cho quý khách hàng lưu trữ theo quy định.
Bước 4: Hỗ trợ doanh nghiệp làm việc với cơ quan thuế
– Sắp xếp lại tất cả hồ sơ chứng từ bản file mềm và file cứng để chuẩn bị cho đoàn thanh tra.
– Đại diện hỗ trợ doanh nghiệp làm việc với cơ quan thuế khi thanh tra quyết toán thuế.
4. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ rà soát hoàn thiện sổ sách kế toán của Blue
– Thông qua việc rà soát, chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung hoàn thiện lại hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán và các hồ sơ thuế liên quan.
– Kế toán Blue sẽ là đơn vị bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp về mặt sổ sách khi có thanh tra thuế đến trụ sở.
– Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được các chi phí thiệt hại đến từ việc tổ chức sai hệ thống sổ sách và tận dụng các khoản chi phí đó để phát triển các hoạt động kinh doanh.
– Giúp doanh nghiệp rà soát hồ sơ thuế GTGT: Thực hiện kiểm tra để phát hiện các chứng từ kê khai trên tờ khai thuế, hướng dẫn doanh nghiệp điều chỉnh.
– Giúp doanh nghiệp rà soát hồ sơ thuế TNDN: Kiểm tra các nghiệp vụ liên quan đến thuế TNDN theo quý, năm để phát hiện các sai sót và điều chỉnh.
– Rà soát kiểm tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp: Kiểm tra độ hợp lý và trung thực của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính so với các chứng từ có liên quan nhằm hoàn thiện và điều chỉnh lại theo các quy định của nhà nước.
Bên cạnh dịch vụ rà soát sổ sách kế toán, Blue còn cung cấp nhiều dịch vụ về kế toán – thuế, thành lập doanh nghiệp – thay đổi đăng ký kinh doanh – tạm ngừng công ty- giải thể doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội… Nếu quý doanh nghiệp cần tư vấn và hỗ trợ hãy gọi ngay cho chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng.