Báo cáo thuế là một phần quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nào, tình trạng hoạt động ra sao, khi doanh nghiệp đang hoạt động thì báo cáo thuế là một nghiệp vụ quan trọng và không thể thiếu. Vậy báo cáo thuế là gì và doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo như thế nào?
- Báo cáo thuế là gì?
Báo cáo thuế là hoạt động mang tính chất kê khai các hóa đơn thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra đối với những hoạt động phát sinh trong quá trình trao đổi hàng hóa hay sử dụng dịch vụ.
Doanh nghiệp đang hoạt động cần thực hiện làm báo cáo thuế và nộp 4 loại báo cáo thuế sau lên cơ quan quản lý thuế:
- Báo cáo thuế giá trị gia tăng (GTGT)
- Báo cáo thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
- Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp
Tùy thuộc vào điểm của mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần báo cáo thuế theo tháng hoặc theo quý.
- Thời hạn nộp báo cáo thuế
- Thời hạn nộp tờ khai thuế và số thuế của doanh nghiệp thực hiện báo cáo theo tháng muộn nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.
- Thời hạn nộp tờ khai thuế và số thuế của doanh nghiệp thực hiện báo cáo theo quý muộn nhất là ngày thứ 30 tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
Nếu nộp báo cáo thuế chậm thời hạn, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật
- Nộp báo cáo thuế như thế nào?
Hiện nay, doanh nghiệp nộp báo thuế online qua Cổng thông tin Thuế điện tử của Tổng cục Thuế – Tài chính. Mỗi doanh nghiệp cần có chữ ký số riêng để giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử
Những loại báo cáo thuế phải nộp theo tháng, quý của một doanh nghiệp:
3.1. Báo cáo thuế giá trị gia tăng
Doanh nghiệp cần xác định phương pháp kê khai thuế GTGT của mình và chuẩn bị những loại giấy tờ phù hợp với hình thức kê khai thuế GTGT đã được xác định.
Đối với thuế GTGT được kê khai theo phương pháp khấu trừ:
- Chuẩn bị tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT
- Bảng kê hóa đơn thuế GTGT đầu ra theo mẫu 01-1/GTGT
- Bảng kê hóa đơn thuế GTGT đầu vào theo mẫu 01-2/GTGT
- Những loại phụ lục khác nếu có (không bắt buộc)
Đối với thuế GTGT được kê khai theo phương pháp trực tiếp:
- Trực tiếp theo GTGT: Chuẩn bị tờ khai thuế GTGT theo mẫu 03/GTGT
- Trực tiếp theo doanh thu: Chuẩn bị tờ khai thuế GTGT theo mẫu 04/GTGT
- Bảng kê hóa đơn thuế GTGT đầu ra theo mẫu 04-1/GTGT
3.2. Báo cáo thuế TNCN
Đối với hồ sơ khai thuế TNCN của các doanh nghiệp thực hiện trực tiếp thì cần chuẩn bị những mẫu giấy tờ sau:
- Chuẩn bị tờ khai thuế TNCN theo mẫu 02/KK-TNCN đối với doanh nghiệp thanh toán tiền lương
- Chuẩn bị tờ khai thuế TNCN theo mẫu 03/KK-TNCN đối với doanh nghiệp trả tiền đầu tư vốn, chuyển nhượng cổ phần.
Đối với doanh nghiệp kê khai theo quý: Doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng đồng thời có số thuế TNCN phát sinh dưới 50 triệu đồng/tháng.
Đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng: Doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng đồng thời có số thuế TNCN phát sinh trên 50 triệu đồng/tháng.
3.3. Báo cáo thuế TNDN
Thông thường để kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần cung cấp đầy đủ các loại chứng từ liên quan trong năm thì mới đủ điều kiện làm báo cáo thuế. Báo cáo thuế TNDN thường được kê khai theo quý. Trường hợp số thuế TNDN phát sinh thì doanh nghiệp thực hiện nộp số thuế TNDN phát sinh đó chậm nhất vào ngày 30 của quý tiếp theo.
3.4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Kê khai những hóa đơn đã sử dụng của một công ty, tổ chức thường được làm báo cáo theo quý. Một số lưu ý khi nộp Báo cáo sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp:
- Toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động cần nộp báo cáo hóa đơn sử dụng kể cả với doanh nghiệp mới thành lập.
- Trong kỳ nếu doanh nghiệp phát sinh hóa đơn cần sử dụng thì doanh nghiệp cần làm báo cáo sử dụng hóa đơn đó.
- Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa có thông báo phát hành hóa đơn thì không cần làm báo cáo sử dụng hóa đơn.