T3, 08 / 2024 4:22 chiều | kdkhanhhoa

Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng để mở rộng đầu tư, phát triển hoạt động kinh doanh, nhưng lại gặp khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ. Tuy mỗi ngân hàng yêu cầu hồ sơ vay vốn khác nhau nhưng đều đặc biệt chú trọng hồ sơ về tình hình kinh doanh và khả năng tài chính của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính.

1. Điều kiện để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng

  1. a) Điều kiện chung:

– Doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh hợp pháp và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính để trả nợ vay, bao gồm:

+ Có nguồn thu nhập ổn định.

+ Có tài sản đảm bảo cho khoản vay (nếu có).

– Doanh nghiệp không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.

– Doanh nghiệp có phương án sử dụng vốn vay rõ ràng, hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.

  1. b) Điều kiện cụ thể:

– Đối với từng loại hình vay vốn: Mỗi ngân hàng sẽ có quy định cụ thể về điều kiện vay vốn cho từng loại hình vay, ví dụ như vay vốn tín chấp, vay vốn thế chấp, vay vốn để đầu tư… Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thông tin về các loại hình vay vốn và lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu của mình.

– Đối với từng ngân hàng: Mỗi ngân hàng sẽ có những quy định riêng về điều kiện vay vốn. Doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng để được tư vấn cụ thể về các điều kiện vay vốn của ngân hàng đó.

Hồ sơ báo cáo vay vốn ngân hàng
Hồ sơ báo cáo vay vốn ngân hàng

2. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp

Hồ sơ vay vốn là yêu cầu bắt buộc của ngân hàng khi thực hiện vay vốn doanh nghiệp. Hồ sơ vay vốn có tác dụng chứng minh độ uy tín của doanh nghiệp dựa trên mức độ đáng tin trong lý lịch của người bảo lãnh và người đi vay. Hồ sơ vay vốn doanh nghiệp đa phần ở các ngân hàng là giống nhau, các loại giấy tờ chi tiết không có nhiều sự khác biệt. Hồ sơ vay vốn gồm có:

– Hồ sơ pháp lý: Giấy phép kinh doanh, Giấy phép thành lập công ty, Điều lệ công ty, Giấy đăng ký thuế, Quyết định bổ nhiệm (nếu có), CCCD/CMND hoặc sổ hộ khẩu của người đại diện đi vay.

– Chứng minh mục đích vay vốn tại ngân hàng: Phương án sản xuất, kinh doanh có khả quan trong việc trả nợ cho ngân hàng, Kế hoạch trả nợ,…

– Báo cáo tài chính doanh nghiệp: Báo cáo tài chính (trong vòng 2 năm trở lại), Hợp đồng sử dụng lao động, Hợp đồng mua-bán,…

– Tài sản đảm bảo: Giấy chứng nhận sở hữu đất, nhà, bất động sản, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị, cổ phiếu, trái phiếu,…

3. Các chỉ tiêu phân tích chủ yếu khi làm BCTC vay vốn ngân hàng

Các chỉ tiêu phân tích chủ yếu khi làm BCTC vay vốn ngân hàng bao gồm:

– Tỷ số thanh toán hiện hành được tính bằng tỷ lệ giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn.

– Tỷ số thanh toán nhanh là chỉ số được tính bằng cách chia tổng số tiền mặt, tài sản lưu động khác và số tiền phải thu cho nợ ngắn hạn.

– Hệ số thanh toán nợ dài hạn được tính bằng cách chia giá trị còn lại của tài sản cố định hình thành từ vốn vay cho tổng số nợ dài hạn trừ đi giá trị của tài sản cố định hình thành từ vốn vay.

– Hệ số nợ được tính bằng tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn cổ phần.

– Tỷ suất tự tài trợ là tỷ lệ giữa vốn cổ phần sở hữu và tổng nguồn vốn.

– Vòng quay các khoản phải thu là chỉ số được tính bằng cách chia doanh thu cho tổng số tiền phải thu từ khách hàng ở đầu kỳ và cuối kỳ.

– Vòng quay hàng tồn kho là chỉ số được tính bằng cách chia giá vốn cho hàng tồn kho trung bình.

– Vòng quay vốn lưu động là chỉ số được tính bằng cách chia doanh thu cho vốn lưu động trung bình.

– Sức sản xuất tài sản cố định là chỉ số được tính bằng cách chia doanh thu cho giá trị tài sản cố định.

– Sức sinh lợi từ tài sản cố định là chỉ số được tính bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho giá trị tài sản cố định.

4. Nội dung cần cân đối khi lập báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng

– Cân đối doanh thu theo yêu cầu của khách hàng

– Cân đối giá vốn phù hợp bám theo doanh thu.

– Cân đối lãi theo tỷ lệ phù hợp nhất để báo cáo vay vốn được nhanh

– Cân đối tài sản cố định đi kèm để chỉ tiêu này phù hợp với báo cáo vay vốn ngân hàng.

– Cân đối công cụ dụng cụ đi kèm để chỉ tiêu này phù hợp với báo cáo vay vốn ngân hàng.

– Cân đối hàng tồn kho cho hợp lý

– Cân đối chi phí dở dang đối với công ty sản xuất, xây dựng

– Cân đối dòng tiền phù hợp cho báo cáo ngân hàng.

Dịch vụ làm hồ sơ báo cáo vay vốn ngân hàng tại Kiên Giang
Dịch vụ làm hồ sơ báo cáo vay vốn ngân hàng tại Kiên Giang

5. Các chỉ tiêu phân tích chủ yếu khi làm BCTC vay vốn ngân hàng

– Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/nợ ngắn hạn

– Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền mặt + TSLĐ khác + Phải thu)/nợ ngắn hạn.

– Hệ số thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ vốn vay/(Tổng số nợ dài hạn – giá trị TSCĐ hình thành từ vốn vay).

– Hệ số nợ: Nợ phải trả/Vốn CSH.

– Tỷ suất tự tài trợ: VCSH/tổng nguồn vốn

– Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu/(phải thu khách hàng bình quân đầu kỳ + cuối kỳ).

– Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn/Hàng tồn kho bình quân.

– Vòng quay VLĐ = Doanh thu/VLĐ bình quân.

– Sức sản xuất TSCĐ: Doanh thu/Giá trị TSCĐ

– Sức sinh lợi TSCĐ: Lợi nhuận sau thuế/giá trị TSCĐ

Lưu ý khi làm hồ sơ vay vốn doanh nghiệp

Trước khi làm hồ sơ vay vốn, doanh nghiệp cần lưu ý và quan tâm một số vấn đề như sau:

– Xem xét và xác định nhu cầu vay của doanh nghiệp dựa trên tình hình thực tế hiện tại để cân đối khoản vay.

– Chú ý cách tính lãi suất, phí phát sinh và sự thay đổi trong thời hạn của lãi suất cho vay để tránh hạn chế tối đa áp lực tài chính đến từ khoản nợ.

– Lựa chọn ngân hàng phù hợp có lãi suất vay vốn ổn định, điều khoản và dịch vụ tốt.

– Doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng vay vốn với lãi suất phù hợp, ổn định, điều khoản và dịch vụ tốt.

Liên hệ Kế toán Blue chuyên Dịch vụ làm hồ sơ báo cáo vay vốn ngân hàng tại Kiên Giang, Rạch Giá, Phú Quốc, Hà Tiên 

Bài viết cùng chuyên mục